Nếu chưa đến thời hạn 5 năm nhưng lốp xe ô tô đã xuất hiện các dấu hiệu sau thì cũng cần thay lốp mới:
– Độ sâu rãnh lốp nhỏ hơn 1,6 mm: Theo tiêu chuẩn, độ sâu rãnh lốp phải đạt ít nhất từ 1,6 mm trở lên mới đảm bảo vận hành an toàn. Đối với những xe di chuyển nhiều, thường xuyên phanh gấp… cần kiểm tra độ mòn của lốp để có kế hoạch thay thế phù hợp. Nếu độ sâu của rãnh thấp hơn 1,6 mm có nghĩa là lốp đã mòn và cần thay lốp mới ngay.
Có nhiều cách kiểm tra độ sâu rãnh lốp:
– Kiểm tra bằng thiết bị đo độ sâu rãnh lốp: Dùng thiết bị này đo ở nhiều vị trí trên lốp.
– Kiểm tra bằng vạch chỉ thị độ mòn gai lốp: Trên lốp ô tô có vạch chỉ thị độ mòn được đúc ở những rãnh chính (thường nằm ở những rãnh giữa). Nếu các khối hoa lốp mòn có chiều cao bằng vạch chỉ thị này hoặc ngay cả vạch chỉ thị này cũng có dấu hiệu bị mòn thì cần thay lốp mới ngay.
Kiểm tra độ mòn lốp ô tô bằng vạch chỉ thị độ mòn gai lốp
Mặt lốp bị hư hại
– Nếu mặt lốp có các dấu hiệu bị hư hại như bong tróc, phồng (hay còn gọi là chửa thành), rạn nứt, đường vằn, cao su/sợi bố bị tách – bị nhăn… thì cũng cần thay lốp ngay. Bởi những hư hại này sẽ dẫn đến rủi ro cao lốp bị nổ giữa đường, rất nguy hiểm.
– Bị lỗ thủng có đường kính lớn hơn 6 mm: Khi bị thủng lốp, đa phần sẽ chọn cách vá lỗ thủng để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nếu lốp ô tô bị thủng với lỗ có đường kính lớn hơn 6 mm, dù có vá được cũng không đảm bảo an toàn khi vận hành. Do đó nên cân nhắc thay lốp mới. Ngoài ra, nếu lốp bị thủng quá nhiều lỗ, lỗ vá cũ bị rò rỉ khí thì cũng nên thay lốp ô tô mới.
– Tanh lốp, van lốp bị hư hỏng: Tanh lốp là phần mép lốp tiếp xúc với mâm xe. Nếu tanh lốp bị lòi ra, biến dạng khí sẽ thường bị rò rỉ. Vì vậy cần thay lốp mới ngay. Trong khi đó, van lốp giúp giữ áp suất lốp, ngăn hơi ẩm xâm nhập. Nếu van bị hư hi, khí trong lốp rất dễ rò rỉ do đó cũng cần thay lốp mới.
KINH NGHIỆM BẢO DƯỠNG, KÉO DÀI TUỔI THỌ LỐP XE Ô TÔ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của lốp, trong đó có thể kể đến:
– Điều kiện đường sá: Gờ giảm tốc, đường xấu (đường sỏi đá, bùn lầy, ổ gà…), vật sắc nhọn, lề đường…
– Thời tiết, khí hậu: Nhiệt độ, nắng, mưa…
– Môi trường: Khói bụi, dầu, mỡ, các chất hoá học khác…
– Thói quen lái xe: Tăng tốc đột ngột, phanh gấp…
Sử dụng và bảo dưỡng:
– Chọn loại lốp không phù hợp với điều kiện sử dụng
– Vận hành sai tốc độ và tải trọng của lốp
– Áp suất lốp không đúng chuẩn
– Sử dụng lốp có kích cỡ không tương thích – kết hợp nhiều loại lốp
– Không kiểm tra, bảo dưỡng lốp định kỳ
– Không kịp thời phát hiện những điều bất thường ở lốp…
Tránh được các yếu tố trên là bí quyết lớn nhất để kéo dài tuổi thọ cho lốp xe ô tô.
Một số nguyên nhân khiến lốp ô tô mòn không đều:
– Lốp mòn ở giữa: Lốp quá căng
– Lốp mòn ở 2 bên: Lốp non hơi
– Lốp mòn nhiều ở cạnh trong hoặc cạnh ngoài: Độ chụm dương quá lớn
– Lốp mòn vẹt một bên: Góc camber nghiêng quá mức vào trong hoặc ra ngoài
– Lốp mòn đốm phẳng, lõm chéo: Bánh không cân bằng
– Lốp mòn đốm, biến dạng hình chén: Giảm xóc kém, hệ thống treo lỏng hoặc mòn
– Lốp mòn hình vỏ sò, răng cưa hoặc hình lông chim: Thước lái cân chỉnh không chuẩn
Để đảm bảo được hiệu suất vận hành cao nhất của lốp đồng thời kéo dài tuổi thọ sử dụng lốp, nên chú ý bảo dưỡng lốp ô tô định kỳ:
– Kiểm tra áp suất lốp tối thiểu 1 tháng/lần
– Kiểm tra hoa lốp lốp tối thiểu 1 – 3 tháng/lần, nếu phát hiện những dấu hiệu lốp ô tô bị mòn bất thường cần mang xe đi kiểm tra ngay
– Đảo lốp ô tô định kỳ 6 tháng/lần
Áp suất lốp ô tô:
Đơn vị đo áp suất lốp được sử dụng phổ biến là Psi (1 kg/cm2 = 14,2 Psi). Ngoài ra, nhiều nơi còn sử dụng đơn vị đo áp suất lốp khác là Bar (30 Psi = 2,1 Bar). Lốp ô tô sẽ thoát khí tự nhiên theo thời gian, thường khoảng 1 Psi trên 1 inch vuông/tháng. Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khiến lốp bị thoát khí như: thủng lốp, rò rỉ vết vá hoặc rò rỉ đầu van, rò rỉ tanh lốp…
Khi nào nên kiểm tra áp suất lốp ô tô?
Để đảm bảo vận hành an toàn, nên kiểm tra áp suất lốp ô tô:
– Định kỳ 1 tháng/lần
– Trước những chuyến đi dài, đi xa
– Nhận thấy các dấu hiệu bất thường từ lốp như xe rung, lốp mềm, lốp mòn thành, mòn đốm, mòn ở giữa…